UBND HUYỆN DẦU TIẾNG
PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
Số: /PGDĐT-MN
Dầu Tiếng, ngày tháng 9 năm 2012
V/v hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi.
Kính gửi:
Ban CTMN Công ty TNHH MTV cao su Dầu Tiếng.
Hiệu trưởng các trường Mầm non, Mẫu Giáo.
Chủ cơ sở NT-LMG Thanh Bình, Bưng Còng.
Căn cứ công văn 1363/SGDĐT-GDMN ngày 18/9/2012 của Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Dương về việc hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em năm tuổi.
Căn cứ vào nhiệm vụ Giáo dục Mầm non năm học 2012-2013 và tình hình triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục Mầm non mới năm học 2011-2012 tại các cơ sở GDMN trên địa bàn huyện Dầu Tiếng.
Phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục hướng dẫn triển khai thực hiện Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi như sau:
I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU:
1. Phát huy tối đa hiệu quả của Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi trong việc hỗ trợ xây dựng kế hoạch thực hiện chương trình giáo dục mầm non, nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, chuẩn bị tâm thế tốt cho trẻ vào lớp một.
2. Nâng cao nhận thức cho các bậc cha mẹ và cộng đồng về đặc điểm tâm sinh lý của sự phát triển trẻ em 5 tuổi; tạo sự liên kết, thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong chăm sóc, giáo dục trẻ.
3. 100% trẻ mẫu giáo 5 tuổi được theo dõi đánh giá sự phát triển theo Bộ chuẩn.
II. HƯỚNG DẪN ĐÁNH GIÁ TRẺ THEO BỘ CHUẨN:
1. Đối tượng áp dụng: Tất cả các cơ sở giáo dục mầm non công lập và ngoài công lập có lớp mẫu giáo 5 tuổi.
- Đối tượng đánh giá:
+ Giáo viên.
+ Cán bộ quản lý giáo dục mầm non.
+ Các bậc cha mẹ có con ở độ tuổi 5 tuổi.
- Đối tượng được đánh giá: Trẻ mẫu giáo năm tuổi đang học tại các cơ sở giáo dục mầm non.
2. Nội dung đánh giá:
Các đơn vị thực hiện đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi với tất cả 120 chỉ số của Bộ chuẩn, cụ thể như sau:
- Căn cứ vào nội dung Bộ chuẩn (Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 8 của Thông tư số 23/2010/TT-BGDĐT ngày 22/7/2010 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, gồm 28 chuẩn với 120 chỉ số), Sở Giáo dục – Đào tạo đã định hướng lựa chọn 40 chỉ số để các đơn vị tiến hành đánh giá trẻ mẫu giáo 5 tuổi tại đơn vị, 20 chỉ số để các bậc cha mẹ tự đánh giá sự phát triển của trẻ tại gia đình.
- Từ 120 chỉ số của Bộ chuẩn, các cơ sở mầm non tiếp tục lựa chọn các chỉ số để xây dựng phiếu đánh giá cuối chủ đề, mỗi chủ đề lựa chọn từ 10( 15 chỉ số trong 4 lĩnh vực phát triển. Một chỉ số có thể được chọn để đánh giá ở nhiều chủ đề khác nhau nhưng phải đảm bảo không bỏ sót bất kỳ chỉ số nào của Bộ chuẩn.
3. Tổ chức thực hiện:
3.1. Sử dụng các phiếu đánh giá:
- Giáo viên tổ chức đánh giá trẻ tại lớp: Sử dụng 02 loại phiếu sau:
. Phiếu theo dõi, đánh giá sự phát triển cá nhân trẻ 5 tuổi (mẫu phiếu số 01): Mỗi trẻ 01 phiếu, đánh giá 40 chỉ số.
. Bộ phiếu theo dõi, đánh giá sự phát triển của lớp mẫu giáo 5 tuổi cuối mỗi chủ đề (mẫu phiếu số 02), mẫu phiếu số 02 sẽ thay thế phiếu đánh giá việc thực hiện chủ đề các lớp mẫu giáo 5 tuổi của nhà trường đã và đang sử dụng.
- Cha mẹ tự đánh giá sự phát triển của trẻ 5 tuổi là con mình (mẫu phiếu số 03): Mỗi trẻ 01 phiếu, đánh giá 20 chỉ số.
- Cán bộ quản lý giáo dục mầm non căn cứ vào mục tiêu mong đợi của Chương trình GDMN và kết quả phiếu đánh giá của giáo viên, của cha mẹ trẻ để kiểm tra xác thực kết quả đạt được trên trẻ (kiểm tra xác suất), từ đó định hướng cho giáo viên các giải pháp lập kế hoạch giáo dục phù hợp, chuẩn bị tích cực các kỹ năng, tâm thế tốt cho trẻ vào lớp 1.
3.2. Cách theo dõi, đánh giá và ghi vào phiếu:
- Căn cứ vào các chỉ số trong Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi, các dấu hiệu nhận biết/minh chứng về việc trẻ đạt được theo các chỉ số, giáo viên